Tiểu không tự chủ có nên sử dụng liệu pháp can thiệp không ?
Nếu người bệnh không có đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường như thuốc tây y đông y, tập luyện cơ bàng quang thì có thể sử dụng các liệu pháp can thiệp như sóng điện vật lý, sử dụng các thiết bị hỗ trợ hay phẫu thuật nhằm mục đích giúp bệnh nhân kiểm soát được hoạt động của cơ bàng quang.
Tiểu không tự chủ có nên sử dụng các liệu pháp can thiệp
Phương pháp điện kích thích: sử dụng các điện cực được đưa tạm thời vào âm đạo hoặc trực tràng để kích thích và tăng cường cơ sàn chậu. Nhẹ nhàng kích thích điện có thể mang hiệu quả cao giúp giảm triệu chứng tiểu không tự chủ , nhưng phải duy trì trong vòng vài tháng và nên kết hợp với các phương pháp điều trị khác để tăng hiệu quả.
Sử dụng sóng tần số vô tuyến: năng lượng tần số vô tuyến để làm nóng các mô bàng quang, niệu đạo trong đường tiểu dưới giúp chúng vững chắc hơn, có thể làm giảm nguy cơ rò rỉ nước tiểu.
Phương pháp kích thích thần kinh xương cùng: cấy một thiết bị tương tự như máy tạo nhịp tim vào vùng dưới da ở mông. Một dây từ thiết bị được kết nối với một dây thần kinh xương cùng - dây thần kinh quan trọng trong việc tự chủ bàng quang chạy từ cột sống thấp đến bàng quang. Thông qua dây, thiết bị phát ra các xung điện không gây đau đớn kích thích các dây thần kinh và giúp tự chủ bàng quang.
Tiểu không tự chủ có nên sử dụng các liệu pháp can thiệp
Tiêm các vật liệu hỗ trợ như collagen, zirconi, hạt carbon hoặc coapxite vào các mô xung quanh niệu đạo. Điều này giúp giữ niệu đạo đóng và giảm rò rỉ nước tiểu. Phương pháp này phải được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm và yêu cầu gây mê tối thiểu khoảng năm phút. Nhược điểm của phuong pháp này là tiêm cần lặp lại sau từ 6 đến 18 tháng.
Cấy cơ vòng nhân tạo: đây là thiết bị đặc biệt hữu ích cho những người đàn ông đã suy yếu cơ vòng tiết niệu do điều trị ung thư tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liệt tuyến. Cơ vòng nhân tạo được cấy quanh cổ bàng quang. Các vòng chất lỏng chứa đầy nước giữ cho cơ vòng đóng chặt cho đến khi sẵn sàng để đi tiểu. Để đi tiểu, người bệnh sẽ nhấn một van được cấy dưới da làm cho vòng mở và cho phép nước tiểu từ bàng quang chảy ra.
Phương pháp chèn niệu đạo: sử dụng thiết bị chèn vào niệu đạo để ngăn ngừa nước tiểu rò rỉ ra ngoài. Chèn niệu đạo sử dụng trong các trường hợp nhất định, không sử dụng hàng ngày. Tốt nhất dùng cho những phụ nữ sẽ phải thực hiện các hoạt động làm không kiềm chế được nước tiểu thoát ra. Các thiết bị được lắp trước khi người bệnh hoạt động và loại bỏ trước khi đi tiểu.
Thiết bị chèn tử cung: dùng cho phụ nữ trong các trường hợp bị sa bàng quang hoặc sa tử cung. Phương pháp này sử dụng một vòng cứng chèn vào trong âm đạo, mang theo cả ngày. Thiết bị này giúp giữ bàng quang, nằm gần âm đạo, để tránh rò rỉ nước tiểu. Cần phải thường xuyên lấy thiết bị để làm vệ sinh, làm sạch nó.
Tiểu không tự chủ có nên sử dụng các liệu pháp can thiệp
Liệu pháp tiêm độc tố loại botulinum A (Botox) vào cơ bàng quang trong trường hợp những người có bàng quang hoạt động quá mức, mất kiểm soát. Liệu pháp này đã trải qua nhiều nghiên cứu đánh giá mang lại hiệu quả cao cho người tiểu không tự chủ tuy nhiên vẫn chưa phê duyệt bỏi Cục Quản lý dược phẩm, thực phẩm Hoa Kỳ(FDA).
Sử dụng miếng thấm bảo vệ: hầu hết các miếng thấm đều mỏng gọn nhẹ, không cồng kềnh so với đồ lót bình thường, và có thể mặc chúng một cách dễ dàng theo quần áo hàng ngày. Những người đàn ông có vấn đề tiểu không tự chủ có thể sử dụng một túi nhỏ đệm hấp thụ mặc ở dương vật và giữ bằng đồ lót. Đàn ông và phụ nữ có thể mặc tã cho người lớn, miếng đệm hoặc lót panty, có thể được mua tại các nhà thuốc, siêu thị và cửa hàng thiết bị y tế.