Chế độ dinh dưỡng không cân bằng, uống ít nước và sử dụng một số dược phẩm như vitamin D, canxi, sulphanilamid, ascorbic (hơn 4 g mỗi ngày…) có thể gây bệnh.
Ngoài ra, các loại thức ăn có nhiều axit nước tiểu (thịt, gan, cật, rượu đỏ); nhiều axit oxalic (thịt gà, gan, gạo, đậu, ca cao, cà phê…) làm tăng khả năng hình thành sỏi.
Nước cứng có nhiều muối canxi, thức ăn cay và chua nâng cao độ axit trong nước tiểu cũng thúc đẩy tạo sỏi.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh sỏi thận.
1. Ăn uống điều độ thực phẩm chứa can-xi
Nhiều người cho rằng sự gia tăng đáng kể mức tiêu thụ can-xi trong chế độ ăn uống sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, việc sử dụng các thực phẩm chứa can-xi đúng hàm lượng quy định mai (khoảng 800 - 1.300mg can-xi) như các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, sữa và sữa chua… giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Việc kiêng cử quá mức những thực phẩm chứa can-xi sẽ gây mất cân bằng trong hấp thụ can-xi, khiến cơ thể hấp thụ oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ hình thành sỏi thận. Ngoài ra, kiêng cử thực phẩm chứa can-xi sẽ có nguy cơ bị loãng xương.
2. Uống thật nhiều nước
Nên uống khoảng 2,5-3 lít nước lọc mỗi ngày (chia ra uống đều nhiều lần trong ngày) để tiểu nhiều, như vậy, sỏi sẽ ít có nguy cơ tái phát. Với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu lớn hơn 2,5 lít mỗi ngày, nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước.
3. Sinh tố hữu ích
Vitamin B6 và vitamin A rất có ích cho bệnh nhân sỏi thận. Vitamin B6 làm giảm lượng oxalat trong nước tiểu, do đó, giảm khả năng kết tủa sỏi. Vitamin A có tác dụng giữ cho hệ thống bài tiết nước tiểu được điều hoà để chống lại sự thành hình của sỏi thận. Lượng cần thiết vào khoảng 5.000 IU vitamin A và 20 - 30mg vitamin B6 mỗi ngày.
4. Ăn nhạt
Giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu. Lượng muối ăn vào trong ngày không quá 3g.
Lưu ý khi ăn các loại đồ hộp, snack, dưa muối, kim chi, phomat… nên xem kỹ lượng muối trên vỏ hộp.
1. Thức ăn nhiều protein (chất đạm)
Ăn nhiều protein làm gia tăng lượng axit, canxi và phốt pho trong nước tiểu. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa chừng 200g thịt. Tôm cua có thể ăn vừa phải.
2. Thực phẩm chứa nhiều oxalate
Không ăn thực phẩm chứa nhiều oxalate: các loại đậu, bột cám… Một số loại rau quả cũng có thể gây nên sỏi thận như rau bina, rau muống được cho là tạo nhiều oxalat nhất.
3. Thực phẩm chứa purin
Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò.
4. Một số loại nước uống
Hạn chế dùng các loại nước ngọt, nước giải khát có ga, cà phê, sô-cô-la, trà đậm đặc, bia, rượu…