Gãy xương mâm chày và xuất hiện tình trạng di lệch - Cơ - Xương - Khớp
Chào bác sĩ em năm nay 19 tuổi vào tháng 11/2016 vừa qua e có bị ngã xe máy và dẫn tới việc vỡ mâm chày trái e đã bó bột ở bv VĐ hiện chân e đã co duỗi đi lại đc hơi khập khiễng và k thấy đau gì nhưng phần đùi của e bị lệch vào trong khá nhiều khi e khép 2 đùi vào thì phần bắp chân bị choãi ra còn khi khép bàn chân và bắp chân thì phần đùi trên nhô ra vậy e xin hỏi có cách nào chữa đc để chân thẳng như ban đầu k ah e cảm bác sĩ rất nhiều ah
Chào bạn!
Mâm chày là phần xương đầu trên xương chày khớp với lồi cầu của xương đùi để tạo nên khớp gối. Mâm chày là nơi chịu lực của cơ thể khi đi lại. Mâm chày là phần xương xốp và mặt trên có lớp sụn tạo nên sụn khớp của khớp gối. Mâm chày có hai chức năng quan trọng là chịu tải trọng cơ thể khi đi và tạo thành khớp gối giúp cử động khớp gối được nhẹ nhàng trong các sinh hoạt bình thường hằng ngày như gập gối khi ngồi, duỗi gối khi đi.
Khi bị gãy, mâm chày là phần xương xốp nên rất dễ lành. Loại này chỉ cần hạn chế không đi chống chân gãy trong 6-8 tuần để chờ xương lành là được. Tuy nhiên là phần chịu tải trọng của cơ thể, nên khi bị gãy bệnh nhân vẫn đi chống chân gãy thì phần gãy dễ bị di lệch khiến từ chỗ gãy không di lệch sẽ thành gãy có di lệch (nghĩa là xương gãy bị lệch). Khi bị di lệch, mặt sụn khớp của mâm chày sẽ bị lệch và như vậy hai mặt sụn sẽ bị cấp kênh (mặt sụn bên cao bên thấp). Khi mặt sụn mâm chày bị cấp kênh sẽ làm mặt khớp chày - đùi không còn trơn láng và làm hư mặt sụn khớp của mâm chày lẫn lồi cầu đùi, lâu dài sẽ dẫn đến hư sụn khớp gối khiến gối bị thoái hóa sau chấn thương giống như ổ bi có hòn bi bị hư sẽ làm cả ổ bi bị hư.
Trường hợp của bạn, tình trạng đang bị di lệch nên cần phải tái khảm để bác sĩ trực tiếp kiểm tra. Vì nếu có di lệch thì nên phẫu thuật nắn lại hoàn chỉnh, tránh bị cấp kênh mặt khớp làm hư khớp gối sau này.
Thân ái.