Bàng quang hay bọng đái là một cơ quan thuộc hệ tiêt niệu chứa nước tiểu tiết ra từ thận sau khi lọc máu trước khi được đào thải ra bên ngoài. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm cấu tạo và vai trò chức năng của bàng quang trong cơ thể, hãy cùng Thiên Châu Ích Thận Hoàn tìm hiểu ở bài viết này.
Cấu trúc của bàng quang
Mặt trên : được che phủ bởi phúc mạc, lồi khi đầy và lõm khi rỗng làm cho lòng bàng quang có hình chữ Y hay T trên thiết đồ đứng dọc.
2 Mặt dưới bên : nằm tựa trên hoành chậu, 2 mặt này gặp nhau ở phía trước bới 1 bờ tròn mà đội khi được gọi là mặt trước.
Mặt sau dưới : phẳng, đôi khi lồi. Mặt này còn được gọi là đáy bàng quang và phần trên của đáy bàng quang được phúc mạc che phủ.
Lớp niêm mạc: là biểu mô chuyển tiếp. Lớp niệu mạc này thường có 6 lớp tế bào và nằm trên lớp màng đáy mỏng.
Lớp dưới niêm mạc, không có ở vùng tam giác bàng quang: là mô liên kết chun dãn tương đối dày. Lớp này có nhiều mạch máu và chứa các sợi cơ trơn.
Lớp cơ gồm các lớp cơ xếp thành 3 lớp cơ vòng ở giữa, cơ dọc ở ngoài và ở trong
Lớp thanh mạc: là lớp phúc mạc hoặc nơi không có phúc mạc phủ, bàng quang được phủ bởi lớp mô liên kết.
Niêm mạc bàng quang màu hồng nhạt. Khi rỗng tạo các nếp niêm mạc. Khi căng các nếp niêm mạc này mất đi.
Trong lòng bàng quang có một vùng được giới hạn bởi 2 lỗ niệu quản và lỗ niệu đạo trong gọi là tam giác bàng quang. Vùng tam giác bàng quang có niêm mạc không bị xếp nếp. Có một gờ nối 2 lỗ niệu quản gọi là nếp gian niệu quản. Ở mặt sau, có một gờ khác từ chính giữa tam giác chạy xuống lỗ niệu đạo trong gọi là lưỡi bàng quang.
Bàng quang có vai trò nơi dự trữ nước tiểu tiết ra từ thận
Vai trò và chức năng chính của bàng quang là nơi chứa đựng nước tiểu bài tiết ra từ thận sau khi lọc máu và sau đó đào thải nước tiểu thông qua đường niệu.
Bàng quang dự trữ nước tiểu và bài xuất nước tiểu theo từng đợt nhờ sự hoạt đông kết hợp của 3 cơ bàng quang:
+Cơ tống nước tiểu là cơ trơn bàng quang, nhận chi phối thần kinh phó giao cảm từ tuỷ cùng S2, S3, S4.
+Cơ vòng trong là cơ trơn, nằm ở cổ bàng quang, lỗ niệu đạo trong. Các cơ vòng có chức năng đảm bảo kiểm soát đi tiểu, riêng cơ vòng trong ở nam còn có chức năng chống trào ngược tinh dịch khi xuất tinh. Vùng cơ này nhận sự chi phối thần kinh giao cảm qua thần kinh hạ vị.
+Cơ vòng ngoài là cơ vân, có thể điều khiển theo ý muốn.
Để có thể tiểu tiện, các cơ vòng phải giãn ra cho phép cơ trơn bàng quang tống nước tiểu ra niệu đạo. Chức năng này được đảm bảo nhờ một cơ chế thần kinh phức tạp liên quan chủ yếu đến hệ phó giao cảm tuỷ cùng và đến các sợi giao cảm tuỷ ngực với một mức độ ít hơn.
Ngoài ra trung tâm đi tiểu ở thân não cùng với các đường liên lạc của nó với tuỷ sống và các trung tâm cao hơn, cũng góp phần kiểm soát đi tiểu.
Khi bàng quang đầy nước tiểu, các dây thần kinh gửi tín hiệu đến não thông qua tủy sống.Khi nhận được tín hiệu gửi lên, não gửi một tín hiệu xuống bàng quang qua đường tủy sống, lệnh cho cơ bức niệu (thành bàng quang) co lại, và cơ thắt, một van nằm ở gần đầu niệu đạo, thả lỏng và mở ra. Sau đó nước tiểu chảy xuống dọc theo niệu đạo và thoát ra ngoài cơ thể.