Trẻ hay tiểu đêm là một trong những biểu hiện rất hay gặp ở các gia đình có con nhỏ, đó có thể chỉ là một hoạt động sinh lý bình thường hoặc cũng có thể là một biểu hiện sớm của bệnh lý thận hay hệ tiết niệu…Vậy tùy tình huống như thế nào để sớm xác định mức độ tiểu đêm của con bạn là có biểu hiện bệnh lý hay chưa ?
Trẻ em tiểu đêm nhiều lần
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu đêm của trẻ, có thể là do chủ quan, cũng có thể là do khách quan.
Nhiều cha mẹ thường hay đánh thức con dậy nhiều lần trong đêm để cho con đi tiểu, tránh tè dầm lên giường. Hành động này thường vô tình gây thói quen thức dậy nhiều lần vào ban đêm cho con, từ đó vô hình chung gây ra cho con thói quen đi tiểu đêm.
Trước khi đi ngủ, cha mẹ cho bé uống nhiều nước sẽ làm tăng thể tích nước chứa tại bàng quang, nếu trước khi đi ngủ bé chưa đi tiểu thì đến khi ngủ bé sẽ thường hay phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu. Hạn chế uống nước ngọt, các đồ ăn chứa nhiều đường, nước có gas để hạn chế tình trạng tiểu đêm. Cha mẹ cũng hạn chế cho con uống sữa trước khi đi ngủ, tránh cho con chơi điện thoại, máy tính,… để làm tăng phản xạ cho con, kích thích con đi ngủ, cũng có thể cho con đi vệ sinh trước khi đi ngủ để tạo thói quen tốt cho con.
Nhiều trẻ cũng bị căng thẳng về tâm lý, có thể sợ cảm giác bị mẹ mắng nếu nhỡ tè dầm, hay sợ yếu tố gì đấy,… cũng sẽ làm ra tăng tình trạng tiểu đêm nhiều lần cho con
Nếu trẻ có bất thường do di truyền về bàng quang như : bàng quang có kích thước nhỏ, bàng quang không phát triển theo kích thước bình thường, thì việc bàng quang chứa được một lượng nước tiểu sẽ không đủ lớn, kéo theo việc phải đi tiểu nhiều lần trong đêm.
Trẻ hay tiểu đêm nhiều lần
Một trong những cách đơn giản nhất để phòng ngừa chứng tiểu đêm ở trẻ là việc tạo thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ. Cũng hạn chế cho trẻ uống nhiều nước trước khi đi ngủ, hạn chế ăn uống nhiều chất ngọt, đồ uống có gas,…
Khi trẻ có nhỡ đái dầm thì nên động viên trẻ, khuyến khích trẻ có thể tự đi tiểu trước khi đi ngủ. Tôn trọng, yêu thương trẻ để trẻ cảm thấy tự tin, lắng nghe người lớn. Có thể kết hợp với các thầy cô ở trường, giáo dục cho trẻ tránh tâm lý sợ đái dầm.
Cho trẻ tự theo dõi đái dầm của mình bằng vẽ tranh: Vẽ ông mặt trời khi không đái dầm, vẽ đám mây mưa khi bị đái dầm để trẻ tự thấy sự tiến bộ của mình. Yêu cầu trẻ tự dọn vệ sinh, thay ga giường với thái độ nhẹ nhàng khi trẻ đái dầm.
Tập luyện bàng quang: Hướng dẫn cho trẻ chủ động nín giữ nước tiểu lâu hơn trong bàng quang, tập đái ngắt quãng. Khuyến khích khen thưởng, động viên kịp thời khi trẻ có tiến bộ, giảm đái dầm sau mỗi ngày, mỗi tuần. Kích thích tính tự giác của con, cho con thấy những việc con giúp mẹ được khi giảm đái dầm, thông cảm cho con khi con có nhỡ đái dầm, sau đó khuyến khích con tự đi tiểu trước khi đi ngủ.
Nếu nhờ các biện pháp thông thường có thể giảm được tiểu đêm cho con thì không có biếu hiện bệnh lý, chỉ là sinh lý bình thường. Nếu đã dùng mọi biện pháp mà không cải thiện về quá trình đi tiểu của con thì nên cho con đi thăm khám, có thể trẻ đang mang một bệnh lý nào đó.