Zalo
Facebook
0936039002
ÍCH THẬN HOÀN - Mang lại niềm vui, sức khỏe cho người bệnh

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn viên 1

Tư vấn viên 1

0942 518 786

Liên hệ với tôi qua:

Tư vấn viên 2

Tư vấn viên 2

0942 518 786

Liên hệ với tôi qua:

PHÂN BIỆT SUY THẬN CẤP TÍNH VÀ SUY THẬN MẠN TÍNH

Bệnh suy thận gồm 2 loại chính là suy thận cấp tính và suy thận mạn tính. Thông thường có thể phân biệt dễ dàng suy thận cấp-suy thận mạn qua thời gian mắc bệnh và các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân. Nhưng trong nhiều trường hợp biểu hiện của 2 bệnh lý này lại không rõ ràng, khó phân biệt được.

Vì vậy chẩn đoán phân biệt suy thận cấp tính và suy thận mạn tính có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị cho bệnh nhân.

Định nghĩa suy thận cấp tính, mạn tính

Suy thận cấp tính là tình trạng bệnh lý suy giảm chức năng nhanh chóng cấp tính ở thận, mức lọc cầu thận giảm mạnh dẫn tới thiểu niệu vô niệu nitơ phi protein trong máu tăng, rối loạn cân bằng nước-điện giải, rối loạn cân bằng kiềm-toan…

+Bệnh xảy ra trong thời gian ngắn, trước đó chưa từng xảy ra hoặc đã xảy ra nhưng chữa khỏi được, có một số trường hợp chuyển sang suy thận mãn tính.

Suy thận mạn tính là tình trạng suy giảm chức năng thận, tổn thương tế bào thận không hồi phục được cuối cùng sẽ dẫn tới suy thận giai đoạn cuối bệnh nhân phải điều trị thay thế thận.

+Suy thận mạn tính xảy ra trong thời gian dài trên 3 tháng thường xuất hiện sau một số bệnh lý gây tổn thương tế bào thận mạn tính (Mạch máu thận, cầu thận, ống-kẽ thận, bệnh đường tiết niệu, bệnh thận bẩm sinh di truyền).

Phân biệt suy thận cấp tính và suy thận mạn tính

Phân biệt suy thận cấp tính và suy thận mạn tính

Triệu chứng lâm sàng của suy thận cấp và mạn

Suy thận mạn tính thường kéo dài trong nhiều năm bao gồm các triệu chứng:

+Hội chứng phù: có thể phù mặt, tay chân hoặc toàn thân tuỳ theo lượng nước và muối đưa vào cơ thể. Trường hợp suy thận do viêm thận-bể thận mạn thường không có phù

+Triệu chứng da: nhợt nhạt, màu xám do thiếu máu và ứ đọng các sản phẩm chuyển hoá, có thể có ngứa.

+Rối loạn tiêu hóa: giai đoạn đầu bệnh nhân thường chán ăn, buồn nôn; giai đoạn cuối có thể ỉa chảy; loét niêm mạc mồm, miệng; loét đường tiêu hoá.

+Triệu chứng tim mạch: Bệnh nhân thường bị thiếu máu đẳng sắc, có thể xuất huyết, tăng huyết áp, suy tim ứ huyết, bệnh cơ tim và van tim, viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim, rối loạn nhịp tim.

+Triệu chứng thần kinh cơ: viêm thần kinh ngoại vi hoặc hôn mê do urê máu cao

Phân biệt suy thận cấp tính và suy thận mạn tính

Phân biệt suy thận cấp tính và suy thận mạn tính

Suy thận cấp tính thường có các biểu hiện triệu chứng khác nhau ở từng giai đoạn bệnh:

+Giai đoạn khởi đầu: là giai đoạn tấn công của tác nhân gây bệnh có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày. Triệu chứng xuất hiện tuỳ theo từng nguyên nhân suy thận cấp: rối loạn tiêu hóa, sốc, tụt huyết áp, protein niệu…

+Giai đoạn thiểu niệu vô niệu: thường kéo dài 10-14 ngày nhưng có trường hợp ngắn chỉ 2-3 ngày và có trường hợp kéo dài 4-8 tuần. Đây là giai đoạn toàn phát của Suy thận cấp, hầu hết các bệnh nhân đều có biểu hiện triệu chứng giống nhau: tiểu ít hoặc vô niệu, hội chứng phù, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa.

+Giai đoạn đi tiểu trở lại: kéo dài từ 4-7 ngày, lượng nước tiểu tăng dần > 2 lít/24h, có trường hợp 4 -5 lít/24h

+Giai đoạn hồi phục: bắt đầu từ khi urê máu giảm và tiến triển dần về bình thường, khả năng cô đặc nước tiểu của ống thận hồi phục chậm, mức lọc cầu thận hồi phục nhanh hơn.

Phân biệt suy thận cấp tính và suy thận mạn tính

Phân biệt suy thận cấp tính và suy thận mạn tính

Triệu chứng cận lâm sàng của suy thận cấp tính, mạn tính

Suy thận mạn tính:

+Số lượng hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm, hematocrit giảm.

+Chỉ số Nitơ phi protein trong máu: nồng độ urê và creatinin tăng cao.

+Điện giải máu: nồng độ natri máu thường giảm, kali máu bình thường nhưng khi có vô niệu hay trong đợt tiến triển nặng lên của suy thận thì kali máu có thể tăng. Nồng độ canxi máu thường giảm và phospho máu thường tăng. Khi thấy canxi máu tăng và phospho máu giảm là biểu hiện của cường chức năng tuyến cận giáp thứ phát.

+pH máu giảm và bicacbonat máu giảm khi có suy thận nặng.

+Protein máu giảm.

+Lipit máu tăng nếu còn hội chứng thận hư.

Suy thận cấp tính:

+Nitơ phi protein máu tăng cao dần. 

+Urê máu tăng dần. 

+Creatinin máu tăng dần. 

+Acid máu tăng dần

+Rối loạn cân bằng điện giải.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
– Người bệnh tiểu đêm, thận hư, thận yếu, suy giảm chức năng thận, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, suy giảm chức năng sinh lý, sinh ý yếu...
– Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về liệu trình điều trị, chữa khỏi dứt điểm bệnh không lo bị tái phát: Hotline: 024 6327 8988, Di động: 0942 518 786

* Hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn miễn phí:
Gọi lại cho tôi

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Đăng ký để nhận được thông tin khuyến mãi của
COTBACHBO.COM
Đăng ký

CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Chuyên gia tư vấn