Ginkgo Biloba ( Bạch quả) là một loại cây thân gỗ rất lớn, có thể cao từ 20 – 30m, hay được trồng nhiều tại Trung Quốc. Ginkgo Biloba nổi tiếng là một vị thuốc điều trị các bệnh liên quan đến suy tuần hoàn máu não, thiếu máu lên não, chống lại các gốc tự do, có tác dụng : điều hòa vận mạch, tăng cường tuần hoàn não, tăng tính chịu đựng của não khi thiếu oxy, ổn định màng nên được coi là chất bảo vệ thần kinh, dẫn truyền nơron.…
Có nhiều trường hợp không nên sử dụng Ginkgo Biloba, cụ thể như : người dùng thuốc chống đông, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi,…
Những trường hợp không nên dùng Ginkgo Biloba
Ginkgo Biloba chứa hai nhóm chất có hoạt tính là nhóm Flavonoids và nhóm Terpenelactones (bao gồm ginkgolides A, B và C, bilobalide, quecertin, kaempferol). Những nhóm hóa chất này sẽ giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, kiểm soát quá trình viêm nhiễm.
Ở những bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu hoặc bị rối loạn tuần hoàn máu, ví dụ : đang dùng Aspirin khi kết hợp cùng Ginkgo Biloba sẽ làm nặng thêm các bệnh lý đường tiêu hóa và làm tăng khả năng xuất huyết, ví dụ : loét dạ dày,… Một số trường hợp Ginkgo Biloba còn gây đau đầu do tác dụng với các thành phần trong các thuốc chống đông.
Những trường hợp không nên dùng Ginkgo Biloba
Ở một số trường hợp khi sử dụng Ginkgo Biloba đã được báo cáo là có tăng nguy cơ chảy máu, do có yếu tố kích hoạt tiểu cầu, chống đông máu. Một số trường hợp bị xuất huyết dưới màng cứng, xuất huyết dưới nhện, xuất huyết trong não, xuất huyết tiền phòng (mắt). Do đó phụ nữ có thai không nên sử dụng để đảm bảo các tác dụng phụ của thuốc không qua nhai thai, ảnh hưởng đến em bé.
Những trường hợp không nên dùng Ginkgo Biloba
Trẻ nhỏ hơn 6 tuổi cũng không nên dùng Ginkgo Biloba, trong hạt của bạch quả có chứa phenol, chất không có lợi cho trẻ em, chất này kích thích dây thần kinh, niêm mạc đường tiêu hóa và dễ gây các bệnh về da. Cho trẻ ăn quá nhiều hạt quả này , sau 2 - 6 giờ sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn nữa là ngộ độc.
Ngoài ra, trong Ginkgo Biloba có thành phần độc tố là ammonocarbonous acid (còn có tên hychocyanic acid, formonitrile). Nó có thể dễ dàng kết hợp với cytochrome oxidase của cơ thể, làm cho hợp chất của tế bào này mất hết hoạt tính, khiến tế bào không thể tiếp nhận oxy. Ở người lớn, một lượng nhỏ độc tố này có thể chịu đựng được, nhưng ở trẻ em hàm lượng này lại gây độc cao, do đó chỉ trẻ em trên 6 tuổi nếu được bác sĩ cân nhắc thì mới được sử dụng.
Ngoài ra, khi sử dụng Ginko Biloba thì nên dùng với hàm lượng từ 40 – 200mg mỗi ngày tùy theo cân nặng, nếu dùng quá liều này sẽ thành liều gây độc. Triệu chứng ngộ độc thường là : ban đầu bệnh nhân sẽ lợm giọng, rồi nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, tiếp đến là hoa mắt, váng đầu, bứt rứt khó chịu, co giật, hôn mê, nghiêm trọng có thể tử vong. Ginkgo Biloba cũng được khuyến cáo không nên sử dụng sống, vì tác dụng phụ tương đối cao, ăn sống thường là nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc.