Tình trạng đái dầm không những chỉ gặp ở trẻ em mà còn xảy ra ở người lớn. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân vì sao người lớn vẫn bị đái dầm? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Đái dầm ở tuổi dậy thì, đái dầm ở thanh niên hay đái dầm ở người lớn tuổi đều gọi chung là đái dầm ở người lớn. Hiện nay có khoảng 1-2 % người lớn mắc bệnh đái dầm, và con số đó có thể lớn hơn nữa bởi tâm lý e dè, xấu hổ và không muốn chia sẻ vấn đề này..
Thường thì theo thời gian, đái dầm sẽ tự hết khi trẻ lớn lên, tuy nhiên đến lứa tuổi trưởng thành mà vẫn còn bị đái dầm thì đây là biểu hiện của bệnh lý nào đó.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng đái dầm ở người lớn:
Dấu hiệu để cảnh báo thận của bạn làm chậm quá trình sản xuất nước tiểu là hormone chống lợi tiểu. Ban đêm, để chuẩn bị cho giấc ngủ, cơ thể cần sản sinh ra nhiều hormone này hơn giúp cơ thể giảm nhu cầu đi tiểu trong khi ngủ. Tuy nhiên, ở một số người, hormone này không được sản xuất hoặc cơ thể không đáp ứng được với hormone, gây nên tình trạng tiểu đêm. Sự kết hợp giữa hormone ADH , chức năng hoạt động của bàng quang và các vấn đề liên quan đến giấc ngủ là lý giải cho vấn đề này.
Thực sự thì kích thước của bàng quang nhỏ không chênh lệch quá nhiều với bàng quang khác, tuy nhiên người bệnh sẽ hay cảm thấy bàng quang đầy hơn chỉ với một khối lượng nước tiểu ít. Đồng nghĩa với việc, bàng quang hoạt động như nó thực sự nhỏ hơn, vì thế bạn thường đi tiểu nhiều hơn và thường xuyên hơn, đồng thời khi ngủ rất khó để kiểm soát được việc đi vệ sinh.
Táo bón: bạn bị táo bón nhiều cũng gây sự kích thích cho bàng quang
Chức năng kiểm soát hoạt động của thận là do cơ bàng quang thực hiện. Cơ bàng quang co bóp lúc bàng quang của bạn trống, và thư giãn khi đầy. Bạn sẽ không tự chủ được việc tiểu tiện nếu cơ co lại sai thời điểm. Đây được gọi là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức.
Nguy cơ mắc bệnh của những đứa trẻ có cả bố và mẹ bị bệnh đái dầm là 77%
Đường tiết niệu có thể bị chặn hoặc tắc nghẽn nếu bàng quang và tuyến tiền liệt xuất hiện khối u. Tình trạng này dẫn đến việc thận không giữ được nước.
Các vấn đề vệ sinh trong cơ thể sẽ bị thay đổi nếu lượng đường huyết trong cơ thể không được kiểm soát. Lượng đường trong máu cao, lượng nước tiểu cũng sẽ tăng lên khiến thận phải hoạt động nhiều để kiểm soát. Điều này khiến bạn bị đái dầm và hay đi tiểu hơn.
Đây là hội chứng rối loạn giấc ngủ khiến cho đường hô hấp bị tắc nghẽn toàn phần hoặc một phần. Khoảng 7% những người mắc rối loạn này xuất hiện triệu chứng đái dầm khi ngủ. Tình trạng đái dầm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu các cơn ngưng thở xảy ra thường xuyên hơn.
Đái dầm ở người lớn khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống, ngoài ra còn gây ra tâm lý tự ti, e ngại, sinh hoạt thường ngày không thoải mái. Việc điều trị bệnh đái dầm ở người lớn cũng mất khá nhiều thời gian, cần sự tuân thủ nghiêm ngặt của người bệnh trong quá trình điều trị. Có thể hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả bằng một số cách sau:
Tình trạng đái dầm ở người lớn không những chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn khiến tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều. Chính vì vậy để bệnh đái dầm không diễn tiến kéo dài, bệnh nhân nên đến khám tại bệnh viện để xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị bệnh kịp thời và đúng đắn.