Thận là cơ quan tạo thành và bài xuất nước tiểu loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, giúp chúng ta khỏe mạnh và duy trì sự sống; đồng thời đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng khác thông qua các cơ chế chủ yếu là: lọc máu ở cầu thận; tái hấp thu nước, bài tiết ở ống thận; sản xuất một số chất trung gian như renin, erythro protein, calcitonin… giúp hỗ trợ chức năng nội tiết, tham gia quá trình điều hóa huyết áp, tạo hồng cầu giúp không bị thiếu máu. Do đó, bảo vệ để các chức năng của thận diễn ra là điều vô cùng cần thiết, vì chỉ cần thận suy yếu, các tạng khác trong cơ thể cũng sẽ suy yếu theo.
Ngoài ra, theo Erin Sundermann, chuyên khoa dinh dưỡng tại Đại học Y California San Diego School, một số loại quả có khả năng sản sinh Estrogen và điều hòa hoạt động của nội tiết tố giúp tăng cường chức năng thận ở nữ giới như đậu xanh, dưa chuột, cà chua, cà rốt. Còn ở nam giới nên ăn nhiều mật ong, trứng, hàu… để thận luôn khỏe mạnh.
Nước uống: người bị chức năng thận suy giảm nên sử dụng lượng nước uống hàng ngày = 500ml + lượng nước tiểu hàng ngày (tổng nước uống + nước canh trong bữa ăn…); hạn chế đồ uống có ga, cồn (bia, rượu…)
Tập luyện là một cách giúp giảm huyết áp đồng thời tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn. Thận phải đảm bảo nhiệm vụ lọc máu cho cả cơ thể nên chịu áp lực rất lớn. Do đó, khi thận yếu sẽ khiến cơ thể có cảm giác mệt mỏi, uể oải.
Theo Debby Herbenick, dược sĩ học kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) cho hay, có đến 114 lít máu bơm qua thận mỗi ngày. Do vậy, người bị chức năng thận suy giảm nên thường xuyên đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ngoài trời. Những bài tập này giúp tăng cường lưu thông huyết áp, gia tăng hiệu quả làm việc của thận, đồng thời giảm những vấn đề về cơ khớp.
Bên cạnh việc chú trong chế độ dinh dưỡng và luyện tập, người bị chức năng thận suy giảm cần lưu ý chú trọng tìm hiểu và sử dụng thêm các sản phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thận có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Đặc biệt, những người bị thận yếu mắc chứng tiểu đêm từ 2 lần/đêm hoặc mắc các bệnh có nguy cơ dẫn đến suy thận như sỏi thận, cao huyết áp (tăng xông, lên máu), đái tháo đường (tiểu đường)…